Xử lý nước thải sinh hoạt là công việc xử lý nước đã được con người sử dụng, đó có thể là nước thải nhà tắm, nước  tắm giặt, nước thải từ nhà bếp, tẩy rửa…. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt thông thường có thể chia làm 2 loại:
  • Nước thải sinh hoạt do các chất thải sinh hoạt gây ra: Các chất rửa trôi, vệ sinh sàn nhà và cặn bã từ nhà bếp
  • Nước từ các nhà vệ sinh: nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người.
Các nơi phát sinh nước thải sinh hoạt như: toà nhà, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, nhà ở hay khu dân cư, bệnh viện Cần phải xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải để tránh gây ô nhiễm môi trường.

Các thành phần ô nhiễm tổng quát của nước thải sinh hoạt chủ yếu có nguồn gốc hưu cơ, dễ phân huỷ sinh học ( 60% hữu cơ, 40% vô cơ ). Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt có tính chất hoá học như protein, hydrat carbon, chất béo, dầu mỡ, Ure. Các chất dinh dưỡng như ni tơ và phốt pho  cũng gây ô nhiễm nước ( phú dưỡng hoá)  Ni tơ trong nước thải sinh hoạt tính theo NTK  (nito hữu cơ và amoni) thường chiếm 15 – 20 BOD, khoảng 10 – 15g/người/ngày đêm. Photpho khoảng 4g/người/ngày đêm. Các chất hoạt động bề mặt như ABS dùng để tẩy rửa gây nên hiện tượng sủi bọt trắng ở bể. Các chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt như: cát, đất sét, các axit, bazơ vô cơ, dầu khoáng… Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt có chứa một lượng lớn vi khuẩn tính theo Coliform cũng được tính là thành phần ô nhiễm. Vì vậy, việc xử lý nước thải sinh hoạt là thật sự cần thiết.



Những ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt
  • COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và làm giảm pH của môi trường.
  • SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí. 
  • Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… 
  • Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng  đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ  oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong  các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ).
  • Màu: đen bẩn, gây mất mỹ quan
  • Dầu mỡ: gây mùi và ngắn cản khuếch tán oxy trên bề mặt lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận gây ảnh hưởng đến hệ sính thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành.
  • Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi thúi
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt với máy ozone xử lý nước 

Hiện nay, việc xử lý nước  thải có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên may ozone xử lý nước  là phương pháp đem lại hiệu quả tối ưu, nhanh chóng và an toàn hiện đang rất được ưa chuộng
Những ưu điểm sử dụng máy ozone xử lý nước thải

Ozone giúp khử màu, khử mùi, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả hơn. Ngoài ra nguyên tử Oxy khi tách ra có thể phá vỡ các cấu trúc phân tử hữu cơ  như mạch benzene ( C6H6), hợp chất gốc thơm CHC, thuốc trừ sâu… và phân huỷ chúng thành các hoá học cơ bản và trung tính. Đồng thời , phản ứng  oxy hoá khử biến thành những hợp chất kim loại trong nước thành kế tủa, kết hợp với phần tủ vô cơ như phốt pho, lưu huỳnh … thành những dạng khí và dễ dàng thoát khỏi nước.

Điều đặc biệt nữa là ozone còn tạo nên các chất tẩy khác song hành.  Phản ứng của ozone với nước và một số chất khác trong nước sinh ra các hợp chất H2O2, OH&… có tính chất khử và hoà tan tạp chất kim loại , hư cơ, vô cơ … các Ion âm như OH- , O, O2H2- có tác dụng bắt các tập chất hưu cơ lửng lơ, làm cho nước sạch hơn.

Sử dụng ozone rất thân thiện với môi trường, chúng không sản sinh ra những chất độc hại,
Chi phí cho máy ozone cũng rẻ hơn các biện pháp xử lý nước thải công nghiệp khác rất nhiều, do vậy việc ứng dụng sẽ diễn nhanh hơn, với chi phí thấp hơn.

Quý khách có thể tìm hiểu thêm trên website: https://nion.vn  hoặc liên hệ tới 02477788899 để được tư vấn tốt nhất hoàn toàn miễn phí.


Bài viết đọc nhiều nhất